Vì Sao Phụ Nữ Sau Sinh Hay Khóc Và Cách Khắc Phục Tình Trạng Này

Phụ nữ dù đã được chuẩn bị rất kỹ càng về mặt tâm lý và kiến thức đầy đủ trong việc sinh con nhưng trên thực tế khi họ đối diện với một thành viên mới, ít nhiều sẽ có những lúc mệt mỏi và bị stress. Nặng hơn nữa có thể dẫn đến trầm cảm. Trong đó, cũng là triệu chứng của trầm cảm sau sinh.

Các mẹ mắc chứng mẫn cảm trong thời kì mang thai thường hay bám lấy chồng và người thân trong gia đình. Các mẹ thường nhạy cảm với những thay đổi của cơ thể, luôn quan trọng hóa vấn đề. Họ thường cảm thấy gia đình không quan tâm và "bỏ mặc" mình.

Họ còn hay khóc to để gây sự chú ý của gia đình. Họ cũng trở nên nhạy cảm hơn, hay lo lắng và dễ rơi lệ, dễ suy nghĩ tiêu cực. Vậy Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì?

- Về cơ thể, do không quen với các phản ứng mang thai, cũng có thể do thiếu chất dinh dưỡng. Từ đó, tinh thần của người mẹ cũng bị ảnh hưởng, dễ nhạy cảm, dễ khóc.

- Về tâm lý, quá trình chuyển đổi tâm lý từ con gái sang vai trò làm mẹ cần một thời gian để thích ứng. Vì cơ thể không thích ứng được với sự thay đổi lớn này nên luôn mang nỗi lo lắng chuyển sang cho những người thân, quan trọng hóa vấn đề và gây sự một cách vô lý. Khóc là một trong những cảm xúc không thể kìm nén và thể hiện ra bên ngoài của người mẹ.

Trong thực tế, không phải sau sinh mẹ mới gặp tình trạng này. Cảm xúc dễ khóc, nhạy cảm cũng xảy ra ở giai đoạn đầu và giữa thời kỳ mang thai.

Sự nhạy cảm của một bà mẹ mới sinh cao hơn gấp nhiều lần so với những người phụ nữ bình thường khác. Vậy

Họ dễ nhạy cảm với những tiếng ồn, lời nói hay sự trách cứ, vui buồn bất chợt. Họ thậm chí khóc nức nở bởi một chuyện không đâu. Điều đó dễ gây nên tình trạng rối loạn cảm xúc. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của mẹ. Nặng có thể dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh.

Họ lo lắng, bất an và có sự lạc lõng khi có sự xuất hiện của bé yêu làm đảo lộn sinh hoạt hàng ngày. Sự nhạy cảm trong tâm lý cũng gây nên chứng rối loạn giấc ngủ của chị em. Nếu không nhận được sự thông cảm, chia sẻ của người thân xung quanh. Đặc biệt là người chồng và tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến phụ nữ sau sinh hay khóc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, tâm lý phụ nữ sau sinh.

- Nói chuyện với những người đã sinh con: Hầu như tất cả các mẹ đều phải trải qua quá trình thay đổi tâm lý như vậy. Bạn nên nói chuyện với những người có kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp bạn thấy rằng mang thai và sinh con là một điều cực kì lý thú trong cuộc đời người phụ nữ. Do vậy không có gì phải lo lắng cả.

- Tìm một vài việc để làm: Toàn bộ thời gian của các mẹ đều dành cho việc dưỡng thai thì càng dễ sinh ra triệu chứng mẫn cảm. Bởi vì năng lượng của con người cần phải được giải tỏa. Bạn nếu không có gì khác để làm thì chỉ còn cách quan trọng hóa các vấn đề tâm lý đang tồn tại trong cơ thể mà thôi. Lời khuyên cho các mẹ là không nên làm việc quá sức cũng không nên không vận động. Các mẹ hãy sắp xếp thời gian một cách hợp lý để làm những c& #244;ng việc mà trước đây mình muốn làm.

- Duy trì việc giao lưu với bên ngoài: Một số bà mẹ vì muốn bảo vệ thai nhi. Hay giảm thiểu bệnh truyền nhiễm từ bên ngoài. Nên các mẹ dường như đã cách biệt hoàn toàn với xã hội. Các mẹ hiếm khi đi đến những nơi đông đúc, khiến tâm lý càng trở nên tồi tệ hơn. Cách tốt nhất là hàng ngày, các mẹ nên ra ngoài đi dạo công viên. Mẹ nên đi mua sắm, thỉnh thoảng có thể đi xe bus. Khả năng miễn dịch của cơ thể các mẹ hoàn toàn có thể thích ứng với môi trư&# 7901;ng như vậy.

- Trò chuyện với chồng: Đừng nổi giận vô cớ mà hãy tâm sự với chồng về những thay đổi trong cơ thể mình để anh ấy hiểu. Sự khoan dung của anh ấy có thể giúp bạn từ từ bình tĩnh trở lại.

  • Người đã từng có tiền sử mắc bệnh trầm cảm sau sinh. Khi sinh em bé tiếp theo khả năng có nguy cơ lập lại bệnh lên tới 50%.
  • Người có tiền sử mắc bệnh trầm cảm, ngưng dùng thuốc chống trầm cảm lúc mang thai, 68% rơi vào trạng thái trầm cảm sau khi sinh.
  • Người đang trải qua những sự việc căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian trước khi sinh con như: thất nghiệp, hiếm muộn, bệnh tật...
  • Phụ nữ sau sinh thiếu sự quan tâm, chia sẻ của người thân, đặc biệt là chồng.
  • Xảy ra mâu thuẫn, xung đột giữa vợ và chồng, mẹ chồng và nàng dâu.
  • Khoảng thời gian mang bầu không hạnh phúc, không như mong muốn.

Trong trường hợp mẹ bỉm sữa nhận biết được những dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh, hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ. Lúc này, bác sĩ sẽ tham khám và yêu cầu bạn sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc an thần để điều chỉnh tâm trạng, ức chế những suy nghĩ tiêu cực từ não bộ...

Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc trầm cảm sau sinh cần được nghiên cứu và có sự chỉ định rõ ràng từ phía bác sĩ. Bởi khoảng thời gian này mẹ vẫn phải cho con bú.

Những chuyên gia sức khỏe tâm lý hoặc các bác sĩ sẽ là người trực tiếp nói chuyện với bạn, giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cụ thế, các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý sẽ thực hiện một số biện pháp giúp người bệnh thay đổi suy nghĩ tiêu cực của mình.

Với những trường hợp bệnh nhẹ có thể điều trị bằng việc tư vấn. Còn trường hợp bệnh nặng cần điều trị tư vấn và kết hợp sử dụng thuốc đều đặn.

Chồng, gia đình và những người thân xung quanh cần tích cực trò chuyện, quan tâm với người bệnh. Hãy hiểu và cảm thông cho họ trong giai đoạn khó khăn này. Điều họ cần nhất ở bạn lúc này là sự chia sẻ, quan tâm và đồng cảm.

Mệt mỏi, hay suy nghĩ, khóc nhiều, là những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh trầm cảm sau sinh trầm trọng hơn. Vì thế, dù khoảng thời gian nuôi con có khó khăn, bận rộn hãy đảm bảo cơ thể của mình được nghỉ ngơi, thư giãn và làm những điều mà bản thân yêu thích.

Nếu cơ thể đau nhức mệt mỏi có thể sẽ rất tốt. Massage là phương pháp vật lý trị liệu mang lại nhiều lợi ích đặc biệt cho mẹ bầu và mẹ sau sinh.

Next Post Previous Post